Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ, hầu hết mọi hoạt động Marketing đều đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên môi trường trực tuyến. Cuộc cách mạnh 4.0 đã đưa E-Commerce trở thành một xu hướng phát triển của mọi thời đại. Vậy E-commerce là gì? Cần biết những gì về E-commerce? Những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây của Amidigi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những gì liên quan đến E-Commerce Marketing.
E-Commerce là gì?
E-Commerce là thuật ngữ chỉ mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà trong đó cho phép các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện được công nghệ kinh doanh của mình bằng cách trao đổi, buôn bán hàng hóa trên hệ thống mạng điện tử như website, internet.
Mô hình E-Commerce cho phép tất cả mọi người có thể mua bán đa dạng các loại sản phẩm, có quy mô trên phạm vi toàn cầu ở bất kỳ thời gian và địa điểm nào. Đây chính là điều mà các cửa hàng truyền thống trước kia không thể làm được.
Những ngành nghề đang sử dụng ECommerce phổ biến như: chuyển tiền điện tử, thương mại điện tử, tiếp thị qua internet, quản lý chuỗi cung ứng, giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), hệ thống quản lý hàng tồn kho,…
E-business là gì
Bên cạnh khái niệm ECommerce, nhiều người cũng hay nhắc đến khái niệm E–business và nhầm lẫn giữa chúng. Vậy E–business là gì?
E-business là việc thực hiện các quy trình kinh doanh trên internet được gọi chung là kinh doanh điện tử. E-business bao gồm các hoạt động kinh doanh được sử dụng nền tảng công nghệ internet qua các phương tiện truyền thông và khả năng xử lý số hóa. Và ECommerce chính là một phần thuộc E-business.
Ecommerce website là gì?
E-Commerce Website là một website thương mại điện tử, một trang thông tin điện tử được thiết lập để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
4 hình thức dịch vụ của doanh nghiệp E – Commerce
Khi đã hiểu được E-Commerce là gì, ta cũng cần hiểu kỹ hơn về các hình thức dịch vụ của doanh nghiệp E-Commerce.
E-Commerce có 4 hình thức dịch vụ có thể mô tả hầu hết mọi giao dịch diễn ra giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, mỗi hình thức lại có những đặc điểm về đối tượng cũng như cơ chế khác nhau. Dưới đây là 4 hình thức đó là:
- Hình thức dịch vụ B2B: Hình thức này là viết tắt cho Business to Business. Đây được xem là hình thức thương mại điện tử lớn nhất hiện nay và mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho doanh nghiệp. Đây là hình thức sử dụng khi cả người mua và người bán đều là các doanh nghiệp với khối lượng hàng hóa trao đổi rất lớn.
- Hình thức dịch vụ B2C: Đây là hình thức dịch vụ bán lẻ truyền thống, cung cấp hoặc tham gia vào các thị trường trực tuyến, xử lý doanh số từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (cá nhân). Trong hình thức này, khối lượng và nhu cầu sản phẩm có quy mô nhỏ, chủ yếu là nhỏ lẻ nên thường sẽ không phức tạp trong khâu vận chuyển hàng hóa.
- Hình thức dịch vụ C2C: Là hình thức kết nối giữa tiêu dùng và người tiêu dùng thông qua một trang thứ 3. Những E-Commerce website sử dụng hình thức này cho phép các khách hàng có thể tương tác và trao đổi hàng hóa cho nhau. Thường thì khi giao dịch được hoàn thành thì web trung gian sẽ nhận một khoản hoa hồng nhất định.
- Hình thức dịch vụ C2B: Với hình thức này, người bán là các cá nhân cung cấp một loại sản phẩm nhất định cho người mua (chủ yếu là doanh nghiệp). Hình thức này đối ngược với B2C. Đây là hình thức dịch vụ khá mới và hiện đang được mở rộng bởi đáp ứng được yêu cầu và rất có lợi cho doanh nghiệp.
Với các hình thức dịch vụ trên, hầu hết mọi sản phẩm, dịch vụ đều có thể là mặt hàng chào bán qua sàn thương mại điện tử từ sách vở, bút, thước, âm nhạc cho đến các dịch vụ tài chính lớn, vé máy bay…
Các hình thức hoạt động của E-Commerce là gì?
Thư điện tử
Hình thức hoạt động này thường bắt gặp tại các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp… Họ sử dụng thư điện tử thông qua mạng Internet như một hình thức trao đổi trực tuyến. Hình thức hoạt động này thường được gọi là email (electronic mail).
Xem thêm:
Thanh toán điện tử (electronic payment)
Hình thức này sẽ thực hiện chi trả thanh toán cho một dịch vụ nào đó qua sử dụng Internet.
Ví dụ: Thanh toán lương cho nhân viên được trả hàng tháng bằng cách chuyển tiền vào tài khoản. Mua hàng trong siêu thị trả bằng thẻ mua hàng hoặc thẻ tín dụng…
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, thanh toán điện tử được mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới đó là:
- Financial Electronic Data Interchange (gọi tắt FEDI): trao đổi dữ liệu điện tử tài chính.
- Internet Cash: Tiền lẻ điện tử
- Electronic Purse: Ví điện tử
- Digital Banking: Giao dịch điện tử của ngân hàng
- Cash of Delivery: Dịch vụ vận chuyển thương mại điện tử COD.
Xem thêm:
- Tổng quan về các hình thức thanh toán online
- Tích hợp thanh toán VISA vào website
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản cổng thanh toán Stripe
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange)
Hình thức trao đổi dữ liệu này dưới dạng “có cấu trúc” (Structured Form). Nguồn dữ liệu sẽ được truyền tải từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các đơn vị thỏa thuận buôn bán với nhau: công ty, doanh nghiệp.
Truyền dung liệu
Đây là nội dung của hàng hóa số. Hàng hóa số có thể được thực hiện bằng hình thức giao qua mạng.
Mua bán hàng hóa hữu hình
Tất cả các mặt hàng bán lẻ đều có thể đăng bán trên Internet. Bạn có thể tìm thấy tất cả các mặt hàng, từ thông dụng nhất như: quần áo, đồ dùng sinh hoạt đến các mặt hàng có giá trị như: điện thoại, laptop, xe máy… Hình thức mua hàng điện tử (Electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng” trở nên phổ biến. Vì vậy Internet trở thành công cụ cạnh tranh bán hàng lẻ hữu hình (Retail of tangible goods).
Vai trò của dịch vụ E-Commerce trong cuộc sống hiện đại
Vai trò của dịch vụ E-Commerce đối với các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá những hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng, đối tác.
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí, tạo thuận lợi cho việc giao dịch với các bên. Doanh nghiệp không phải tốn kém chi phí để thuê mặt bằng, cửa hàng, nhân viên… và chỉ cần chi phí đầu tư cho website và bán hàng qua mạng. Do đó, chỉ cần khoảng 10% vốn so với việc thuê nhân viên, cửa hàng, mặt bằng, kho bãi để vận hành website mỗi tháng.
Doanh nghiệp sẽ mở rộng được phạm vi kinh doanh của mình rất đơn giản khi có một website thương mại điện tử. Không chỉ được mở rộng phạm vi tại các tỉnh thành, quốc gia, thậm chí là trên toàn cầu nếu bạn làm tốt công tác Marketing. Nếu chỉ kinh doanh truyền thống thì rất khó có thể đạt được những điều trên và chỉ có thương mại điện tử mới làm được.
Vai trò của của dịch vụ E-Commerce đối với người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng, dịch vụ E-Commerce sẽ giúp họ:
- Không phải mất nhiều thời gian đi mua sắm, bạn chỉ cần ngồi ở nhà với chiếc điện thoại, máy tính lướt web là có thể lựa chọn được món đồ cho mình.
- Có thể thoải mái lựa chọn các mặt hàng, sản phẩm, so sánh giá cả giữa các nơi.
- Có shipper vận chuyển hàng hóa đến tận nhà mà không cần mất sức để khuân vác từ cửa hàng về nhà.
Vai trò của dịch vụ E-Commerce đối với xã hội
Đối với xã hội, dịch vụ E-Commerce chính là phương thức kinh doanh hữu hiệu rất phù hợp với xu thế thị trường đang rất phát triển thời kỳ công nghệ 4.0.
Dịch vụ thương mại điện tử còn tạo nên một sân chơi mới cho các doanh nghiệp và yêu cầu họ phải biết nắm bắt, cải biến, đổi mới được phương thức kinh doanh và đặc biệt là khả năng cạnh tranh cao. Từ đó làm thúc đẩy được sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
Như vậy vai trò của thương mại điện tử đối với cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội là rất lớn. Tuy nhiên, cùng với đó là những thách thức lớn, cần phải thay đổi để mang đến hiệu quả cao. Cụ thể:
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước thường khó để xây dựng hay áp dụng các chính sách. Cỏn các cá nhân, tổ chức thường rất khó để xây dựng lòng tin giữa người mua và người bán. Người bán lo ngại vấn đề từ chối nhận hàng, “boom hàng”, nợ không trả tiền từ người mua còn người mua thì lo lắng về chất lượng sản phẩm bởi kẻ xấu lợi dụng…
Phía các doanh nghiệp cũng cần chú ý thay đổi cơ cấu, quy trình làm việc, nhân sự trong việc triển khai thương mại điện tử trong thời buổi này. Bởi không dễ để tạo dựng nền tảng công nghệ, vì vậy cần phải xây dựng một chiến lược phù hợp để cân đối cả kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh offline.
Dù cho E-commerce thu hút một lượng khách hàng lớn hoặc mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng mô hình này vẫn tồn tại những thách thức trong vấn đề quản lý, hãy tận dụng những lợi thế sẵn có để phát triển doanh nghiệp của mình. Bởi E-commerce vẫn sẽ không ngừng phát triển và trở thành một thị trường, một mảnh đất màu mỡ trong kinh tế hiện nay.